Giải Pháp Chắn Nắng Hiệu Quả Bằng Lam Nhôm
Lam chắn nắng (Sun Louver) là phụ kiện có chức năng che nắng, che mưa, ngăn ngừa các tác động trực tiếp của môi trường bên ngoài đến cửa sổ. Thường được thiết kế dưới dạng thanh nhôm dài vì có độ bền cao, tuổi thọ dài, chắn chịu tốt các tác động của yếu tố môi trường. Lam chắn nắng là một vật liệu quen thuộc trong ngành xây dựng với tác dụng chắn nắng, chắn mưa, giảm ồn, giảm bụi cho công trình.
Lam chắn nắng hiện nay đa phần là các sản phẩm được làm từ hợp kim nhôm cao cấp. Được xem là một vật liệu trang trí hoàn hảo giúp bao bọc, bảo vệ công trình, kiểm soát ánh nắng và vẫn đảm bảo các yếu tố như độ ẩm, ánh sáng của môi trường.
Lam chắn nắng có cấu tạo chính là các thanh lam và khung xương gắn được liên kết chắc chắn với nhau. Trong đó, các thanh vật liệu được xếp ngang, dọc, chéo hoặc ở dạng ô, các thanh chắn này được liên kết với nhau bằng các mối nối. Thanh lam chắn nắng có thể ở dạng bất động hoặc chuyển động tùy theo mục đích sử dụng, thiết kế của từng loại.
Giải pháp chắn nắng bằng lam nhôm
Tính năng của lam nhôm chắn nắng
– Lam chắn nắng được coi là một vật liệu thông gió. Cho phép không khí được lưu chuyển thông qua những khoảng cách từ những thanh lam nhôm.
– Hệ lam được dùng phổ biến trong nghành xây dựng. Lam nhôm không những tạo được tính thẩm mỹ cao mà còn giúp cho ngôi nhà của bạn trở lên thông thoáng đảm bảo ánh sáng tự nhiên vẫn lọt vào nhà nhưng không gay gắt .
– Hệ thống lam có chức năng chắn nắng, cản mưa, ngăn gió bụi, giảm tiếng ồn khói bụi từ bên ngoài, giảm tác hại của tia cực tím.
– Hệ lam có thể điều chỉnh từ 50 – 95% lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào công trình. Giúp môi trường sống của bạn trở lên trong lành hơn góp phần làm giảm nhiệt năng cho công trình, tiết kiệm tối ưu chi phí của các thiết bị điện.
– Lam chắn nắng được làm từ các thanh nhôm với nhiều hình dạng, mẫu mã khác nhau giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với cấu trúc, kiểu dáng cho ngôi nhà.
– Với công nghệ hiện đại ngày nay, lam chắn nắng còn được hỗ trợ bởi motor tự động nhằm điều chỉnh thanh lam xoay theo hướng nắng. Sản phẩm giúp tối ưu khả năng bảo vệ công trình hiệu quả hơn.
Cấu tạo của lam nhôm chắn nắng
Cấu tạo của lam chắn nắng bao gồm: nhiều thanh nhôm được xếp ngang, dọc, chéo hoặc ở dạng ô. Được liên kết với nhau bằng những mối nối.
Những thanh lam chắn nắng có thể ở dạng bất động hoặc chuyển động được gắn trong một bộ khung xương. Tuy vậy, lam chắn nắng có nhiều loại, mỗi loại lại có những cấu tạo khác nhau.
Giải pháp chắn nắng bằng lam nhôm
Phân loại lam nhôm chắn nắng
Lam chắn hình đầu đạn
Thanh lam được thiết kế có chóp nhọn như đầu viên đạn. Được đúc từ profile nhôm định hình nguyên khối, các thanh lam có độ bền cao. Hệ lam hình viên đạn ngăn chặn quá trình xuống cấp của kết cấu bề mặt công trình.
Lam đầu đạn không che hết toàn bộ không gian. Lam đầu đạn chỉ giúp bạn hạn chế bớt sự tiếp xúc của ánh sáng. Vì thế, dù nắng hay mưa, bạn hoàn toàn có thể tự do phóng tầm mắt ra khung cảnh bên ngoài.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm giải pháp bảo vệ công trình ấn tượng, lam nhôm đầu đạn là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Hệ lam xứng đáng là sản phẩm tiêu biểu của xu hướng kiến trúc hiện đại.
Giải pháp chắn nắng bằng lam nhôm
Lam chắn nắng hình lá liễu
Các thanh lam được thiết kế dạng những đường cong uyển chuyển. Hệ lam sở hữu vẻ đẹp vừa thanh thoát, vừa mạnh mẽ. Mang lại vẻ đẹp hiện đại và phá cách cho công trình.
Hệ lam lá liễu được giới chuyên môn đánh giá cao hơn về tính thẩm mỹ. Với thiết kế mỏng tạo độ thông thoáng nhiều hơn cho công trình. Hệ lam có khả năng vừa cản bớt nắng, vừa tận dụng triệt để nguồn ánh sáng. Do đó về lâu dài, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí chiếu sáng cho công trình.
Lam chắn nắng hình elip
Hệ lam hình elip hay còn gọi là lam nhôm chắn nắng hình thoi . Sản phẩm mang đến cảm giác vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ, cá tính. Có thể vì thế mà lam chắn nắng hình thoi có xu hướng được dùng nhiều hơn trong xây dựng.
So với các kiểu lam khác, lam nhôm chắn nắng hình thoi có phần linh động hơn. Kết cấu lam có thể thay đổi tuỳ vào nhu cầu, mục đích sử dụng. Hoặc cố định, hoặc chuyển động với tay quay hay motor được điều khiển từ xa. Do đó, tuỳ vào hướng nắng, hướng gió mà bạn có thể điều chỉnh góc nghiêng của thanh lam cho phù hợp, mang hiệu quả che chắn tối ưu nhất. Hệ lam xứng đáng là sản phẩm đa chức năng được ưa chuộng nhất hiện nay.
Lam chắng nắng hình chữ C
Là hệ thống chắn nắng với lam nhôm dạng thanh C cài và khung xương đồng bộ. Chớp chắn nắng chữ C được chế tạo từ nhôm lá, kiểu dáng thanh thoát, mảnh mai nhưng hiệu quả che nắng, mưa rất cao.
Giải pháp chắn nắng bằng lam nhôm
Lam nhôm chuyển động
Là hệ lam có khả năng chuyển động theo hướng ánh sáng mặt trời. Sản phẩm mang đến hiệu quả sử dụng cao nhất so với tất cả những loại lam trên thị trường hiện nay.
Lam chắn nắng hình hộp
Lam chắn nắng hình hộp (hay còn gọi là Lam chắn nắng hình chữ nhật, hình vuông): là hệ chắn nắng có thành phần cơ bản được đúc từ hợp kim nhôm (profile định hình). Thanh profile được liên kết với thanh đỡ bằng bulong M6 tiêu chuẩn, độ dài thanh lam lên tới 6000mm. Bề mặt thanh được sơn tĩnh điện hoặc sơn phủ Anodzing.
Hệ lam đơn giản với thiết kế cho cảm quan nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng rất vững chãi. Được ứng dụng rộng rãi trong các trường hợp chắn nắng thẳng, mặt dựng, hay góc xiên tại nhiều công trình như: công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, chung cư, cao ốc, trường học, bệnh viện, khu trung tâm mua sắm,… hoặc nhà ở, cửa hàng với chi phí giá thành thấp.
Lam chắn nắng hình chữ Z
Lam nhôm chắn nắng chữ Z nổi bật nhất chính là thanh lam được gập theo hình chữ Z vô cùng độc đáo. Các thanh lam có trọng lượng khá nhẹ, giúp việc thi công, tháo lắp hệ lam trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hệ lam chữ Z có khả năng ngăn nước mưa tối ưu so với các kiểu lam khác. Lam chắn nắng chữ Z có độ nghiêng của thanh lam cùng đường gập chữ Z khiến nước mưa khi tiếp xúc với lam bị chuyển hướng. Giúp hạn chế được 60-80% nước mưa. Từ đó, hệ lam góp phần làm giảm sự tác động của nước mưa vào bề mặt công trình.
Giải pháp chắn nắng bằng lam nhôm
Một số lưu ý khi thi công
Để thi công lam chắn nắng, bạn chỉ cần chuẩn bị những dụng cụ như máy khoan, súng bắn keo, thước,… Sau đó, tiến hành lắp đặt theo bản thiết kế và phương án thi công đã chọn. Và cần phải có cái nhìn chi tiết về việc thiết kế một hệ lam phù hợp cho công trình bao gồm những yếu tố:
Các tính toán, đo đạc trước khi thiết kế (Góc độ đón ánh sáng, chắn nắng lý tưởng)
Để kiểm soát, tính toán lượng nắng chiếu vào công trình thì cần có những tính toán nhằm tạo ra được thiết kế hệ lam phù hợp:
– Vị trí để lắp đặt lam chắn nắng và hướng Mặt Trời chiếu vào.
– Phương hướng lắp đặt theo phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Các phía ở hướng Đông, Tây, Nam: tận dụng bóng mát Mặt Trời. Trong đó phía Nam là hướng có lượng ánh sáng và nhiệt độ phù hợp nhất. Hai hướng còn lại cần chú ý vấn đề giảm chói lóa vào buổi sáng (phía Đông). Giảm lượng nhiệt vào buổi trưa (phía Tây). Phía Bắc không có nhiều khoảng bóng râm. Vì vậy lắp đặt hệ lam ở đây chỉ nhằm tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
– Đo đạc phương sai, góc độ mặt trời theo từng giờ cụ thể khi lượng ánh sáng, nhiệt cao nhất và ngược lại. Để có thể tính toán và lấy số liệu một cách chính xác. Bạn cần có một hiểu biết cơ bản về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Các tính toán ở đây là việc xác định góc mà chiều ánh sáng mặt trời chiếu lên bề mặt Trái Đất. Ví dụ như theo lý thuyết góc 90 độ chỉ xảy ra ở gần đường xích đạo. Nơi có cường độ chiếu sáng từ mặt trời cao nhất.
Ngoài ra, các kiến trúc sư có thể sử dụng các phần mềm để tính toán hướng gió, hướng nắng, sự đối lưu không khí,…
Lưu ý đối với cấu tạo
Căn cứ vào những kết quả tính toán, đo lường về phương vị, góc độ mặt trời. Bạn đã có những phác thảo, định hướng và những mặt ưu khuyết điểm địa hình ban đầu để thiết kế một hệ lam. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến sự truyền ánh sáng, gia tăng nhiệt độ là cấu tạo, kích cỡ của các thanh lam. Bên cạnh đó là khoảng cách, cách lắp đặt theo phương ngang, dọc. Bạn nên nắm rõ các thông số về chiều rộng, dày, góc nghiêng, cấu tạo thanh lát mặt cắt của lam.
Khoảng cách giữa các thanh lam cũng cần được tính toán để tận dụng nguồn sáng, độ thoáng. Nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ, ánh nắng chiếu trực tiếp vào bên trong công trình.
Lưu ý: bạn nên xác định xem lam chắn nắng nên ở dạng cố định, hay chuyển động. Kết cấu lam được thiết kế theo chiều ngang, dọc, treo ngược,
Giải pháp chắn nắng bằng lam nhôm
Yếu tố ngoại cảnh
Dù đo đạc và tính toán như thế nào, các bản thiết kế vẫn có những sai số nhất định. Ngoài những con số, một vấn đề về lam chắn nắng vô cùng quan trọng là phối cảnh. Các phối cảnh được thiết kế, sắp đặt nhằm tận dụng tối ưu bóng mát. Đây là giải pháp cần thiết cho những công trình ở hướng Đông và Tây. Vì chúng giúp hạn chế lượng ánh nắng và nhiệt, giảm độ lóa, tăng độ thoáng.
Các bước thi công hệ lam nhôm chắn nắng
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công như máy khoan, ốc vít, đồ bảo hộ lao động, bản vẽ công trình,… Máy khoan bê tông, dụng cụ bảo hộ an toàn lao động…Phương án thi công.
Bước 2: Tiến hành thi công lam chắn nắng đúng quy cách
– Khảo sát tại công trình: Thợ kỹ thuật cần khảo sát các điều kiện mặt bằng thi công, kích thước thực tế tại công trình, điều kiện lắp đặt có thuận tiện không, thi công có ảnh hưởng tới các hạng mục khác không.
– Xác định tim cốt, cao độ của hệ lam
– Tiến hành cố định khung xương chịu lực
– Dựng cột khung xương đỡ lam theo bản vẽ thiết kế.
– Liên kết các khung xương phụ bằng các thanh dằn chéo tùy vào từng thiết kế
– Lắp ráp các thanh lam vào hệ xương thép.
Bước 3: Kiểm tra, nghiệm thu hạng mục thi công.
Vệ sinh sản phẩm sau khi hoàn thiện, lột bỏ giấy lớp bảo vệ sản phẩm thu dọn mặt bằng thi công.
Nguồn: Công ty cổ phần Kiến Trúc KISATO
hoặc truy cập website: tkhanoi.com